NHỮNG BÀI BÁO VÀ SUY NGẪM
(Ghi chú: Nếu chữ trong bài báo trong trang web qúa nhỏ quý vị có thể giữ chuột trái kéo xuống hết bài báo sau đó nhả chuột rồi nhấn chuột phải chọn Save picture as/ save vào máy tính và mở file hình lớn hơn đễ đọc)
-------------------------------------------------------------------------
Chỉ sau vài năm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã xuất hiện thêm nhiều nông dân “đại gia” thu lợi bạc tỉ.
Đầu tư tiền tỉ vào sản xuất nông nghiệp nhưng các chủ trang trại đã gỡ hòa vốn sau vụ thu hoạch đầu tiên
Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tự hào khoe với PV NNVN rằng đầu tư nông nghiệp hiện nay là nhất, chưa bao giờ phong trào đầu tư nông nghiệp lại phát triển mạnh ở Lục Ngạn như thời điểm này. Người ta sẵn sàng bán ô tô, bỏ làm dịch vụ nhà hàng để đi làm nông nghiệp. Chỉ sau vài năm huyện Lục Ngạn đã xuất hiện thêm nhiều nông dân “đại gia” thu lợi bạc tỉ.
Chủ nhà hàng đi trồng cam
Có nhà vườn ở Văn Giang (Hưng Yên) từng nói đùa rằng “bao giờ Lục Ngạn mới trồng nổi cây cam đường Canh”. Câu nói ấy khiến không ít nông dân Lục Ngạn suy nghĩ. Cam Canh vốn khó tính, khó trồng thật nhưng đâu phải cứ khó thì dân Lục Ngạn không làm được? Chuyện đời thay đổi. Ba năm nay, nông dân Văn Giang chỉ sản xuất giống cam Canh để bán lên Lục Ngạn và ở Lục Ngạn thì ai cũng biết trồng cam. Đừng nói đến nông dân, ngay cả một ông chủ nhà hàng hay một lái xe chuyên nghiệp cũng đều nắm vững kĩ thuật trồng, chăm sóc, đảm bảo cây cam Canh ra quả loại 1.
Vốn là chủ một nhà hàng có tiếng ở thị trấn Chũ nhưng cách đây ba năm, trong một lần xuống thăm 1 trang trại trồng cam đường Canh dưới Hưng Yên, ông Trịnh Sư Hòa đã bị thuyết phục bởi lợi nhuận của giống cây ăn quả có tiếng này. Trở về, ông bàn với vợ ý định đầu tư mua đất làm nông nghiệp. Ý tưởng làm nông của ông Hòa lập tức bị cả gia đình phản đối bởi ai cũng hiểu nông nghiệp vừa vất vả, vừa rủi ro và đặc biệt ít lợi nhuận.
Xưa nay người ta chỉ nghĩ đến chuyện “ly nông” chứ chả ai đang sống nhàn nhã, sung túc như ông Hòa lại có quyết định ngược đời, lao vào ruộng vườn, cây trái. Nhưng cái tính đã thích là làm của ông Hòa vốn chưa bao giờ suy chuyển nên dù ai nói ngược, nói xuôi ông vẫn không từ bỏ ý định mua đất làm nông nghiệp. Với quyết tâm đó, ông Hòa đã bán chiếc xe ô tô 4 chỗ lấy tiền rồi đầu tư hơn 450 triệu đồng mua 2 ha đất ở khu vực hồ Bầu Lầy (xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn), thuê máy xúc về cải tạo lại vườn bãi để trồng cam.
Khởi nghiệp, ông trồng 2.000 cây cam đường Canh; 500 cây cam Vinh, nghìn cây chanh đào và đầu tư luôn một hệ thống tưới nước tự động. Sau 3 năm, tổng kinh phí đầu tư của ông vào nông nghiệp đã trên 1 tỉ đồng. Năm nay là vụ cam Canh đầu tiên được thu hoạch, nhưng ông Hòa áng chừng sản lượng cam trong vườn phải đạt từ 15 - 20 tấn quả.
May mắn hơn, trong 3 năm qua giá cam liên tục nhích lên từ 25, 35, 45 rồi lên tới tận 65 ngàn đồng/kg. Nếu bán rẻ ở giá 60 ngàn đồng/kg thì chỉ trong một vụ cam đầu ông Hòa đã có thể thu hồi toàn bộ vốn cả tiền đầu tư đất đai, công nghệ, cây giống. Thắng đậm! Như vậy, chỉ sau 3 năm đầu tư nông nghiệp ông Hòa đã lãi “trắng” một trang trại rộng 2 ha. Từ vụ sau trở đi nếu giá cam có rẻ bằng nửa năm nay thì ông Hòa vẫn chắc chắn thu lợi nhuận ròng.
Lái xe trở thành chủ trang trại
Mặc dù làm nghề lái xe vận tải, không phải là người có kinh nghiệm kinh doanh như ông Hòa nhưng đổi lại ông Đặng Văn Tiến, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn lại thường xuyên giao lưu với các thương lái nên sớm nhận biết rằng đầu tư nông nghiệp hiện đang là thời cơ để phát tài.
Năm 2007, khi đến các tỉnh Hưng Yên và Hà Tây (cũ), ông Tiến đã thấy các chủ vườn nơi đó sản xuất cam đường Canh rất hiệu quả nên đầu năm 2008, ông Đặng Văn Tiến đã quyết định bán xe ô tô đi, lấy tiền mua hơn 1,4 ha đất ở thôn Đức Chính - Thanh Hải rồi thuê máy xúc về đào 7 sào ao nuôi cá, cải tạo lại vườn tạp, đầu tư thêm hàng trăm triệu đồng để mua cam Canh, bưởi Diễn về trồng.
Năm ngoái, gia đình ông Tiến cũng thu hoạch khoảng 20 tấn cam, bán giá chưa được 40 ngàn đồng/kg nên chỉ được trên 700 triệu đồng, trừ chi phí thì tiền cam cho thu lãi 600 triệu đồng. Cộng thêm các khoản thu nhập từ bưởi, từ cá, vịt…, lợi nhuận của trang trại cũng đạt xấp xỉ 1 tỉ đồng.
Tuy nhiên, năm nay giá cam Canh cao gấp rưỡi nên chỉ tính riêng lợi nhuận từ trồng cam gia đình ông Tiến đã có hơn 1 tỉ đồng, thu nhập vượt xa so với năm ngoái. Liên tục thành công trong đầu tư nông nghiệp, gia đình ông Tiến lại đầu tư thêm 900 triệu mua 3,5 ha đất tại xã Kiên Thành để mở rộng sản xuất.
Theo Kiên Cường/ Nông nghiệp Việt Nam
- Tôi cố gắng trở thành một công tố viên giỏi:
- Bổ sung Can xi, Ma nhê, Kẽm, Đồng là thiết yếu và rất quan trọng cho con người:
(Xem thêm: http://greendelta.com.vn/pictures/file/Thong%20tin%204.pdf )
- Chàng trai Hà Lan hà hơn cho Nông sản Việt:
- (Vi chất tình yêu) cho nam giới và Kẽm giúp giảm tử vong trong viêm phổi:
(Xem thêm: http://greendelta.com.vn/?p=v1b40 )
- Theo người dân nam bộ đúc kết từ thực tế cuộc sống với 10 đều sẽ làm giàu và 10 đều sẽ làm nghèo dưới đây. Một số gia đình còn treo trân trọng trong nhà nhằm răng dạy bản thân và con cháu.
- Ăn xoài chữa bệnh:
(Xem thêm: http://greendelta.com.vn/?p=v1b5 )
*** Người Việt đi đâu cũng bị cho là hay tụ tập và ồn ào. Có giả thuyết cho rằng chúng ta ồn ào là do văn mình lúa nước. (Theo www.kienthuc.net.vn)
Vậy tại sao người Mỹ ở California, tiểu bang nông nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ vẫn nói rất nhỏ? Vậy là nói to không phải là do văn hoá mà có thể là thói quen. Vậy, nói nhỏ là một kỹ năng có thể học tập và rèn luyện được. Mà kỹ năng thì được xây dựng ở nhà trường và thực hành ngoài xã hội. Một bà mẹ thường đứng ở dưới bếp và gọi đứa con đang ngồi trên lầu bằng một giọng nói rất to là: “Na ơi, xuống ăn cơm!” Đứa bé mà chưa muốn ăn thì sẽ dùng âm lượng tương xứng trả lời: “Con đang làm bài, mẹ đợi chút”. Trong nhà hàng cũng vậy. Bàn bên cạnh ồn thì chúng ta sẽ nói lớn lên để bạt tiếng họ. Và dĩ nhiên họ sẽ nói to theo để bạt tiếng chúng ta. Đó là “hiệu ứng quảng cáo”. Khi bạn xem tivi, các nhà đài biết rằng khi đến chương trình quảng cáo, bạn sẽ bỏ đi nơi khác hoặc chuyển kênh nên họ lúc nào cũng làm âm thanh lớn hơn để gây chú ý, hoặc để bạn có bỏ đi cũng có thể nghe thấy âm thanh.
Vì vậy người Mỹ mới ra đạo luật Commercial Advertisement Loudness Mitigation Act, tạm dịch là luật chống quảng cáo ồn ào. Bộ luật này được phê chuẩn vào ngày 29.9.2010, buộc các chương trình quảng cáo tivi phải có âm lượng tương đương với chương trình đang phát trước khi có quảng cáo. Người Mỹ không muốn con cái họ vô tình học thói quen nói to khi quảng cáo của cái tivi
Người Mỹ dạy trẻ nói âm lượng đủ nghe từ lúc còn nhỏ. Đầu tiên họ dạy cho các bé biết rằng ai cũng có hai giọng nói: “giọng bên trong” và “giọng bên ngoài”. Ở trong nhà, trong lớp, trong thư viện, trong bất cứ cái gì thì dùng giọng bên trong. Khi ra ngoài công viên, ngoài biển, ngoài đường … thì dùng giọng bên ngoài.
Tại nơi tôi làm việc là trung tâm hỗ trợ người tự kỷ tên Nhân Văn ở Bình Thạnh, chúng tôi luôn nhắc nhau nói nhỏ, không đứng đầu phòng gọi xuống cuối phòng. Thậm chí chúng tôi có cả máy đo độ ồn decibel để biết mình ồn ra sao. Đi nghe nhạc rock là 120 decibel. Ngồi trong nhà, xe máy chạy ngoài đường là 90 decibel. Một lớp học im như tờ, không ai nói gì là 40 decibel. Ở trung tâm Nhân Văn, lớp học chúng tôi đang ở mức khoảng 70 – 80 decibel.
Để thay đổi thói quen, muốn thế hệ kế tiếp nói vừa đủ nghe thì trẻ phải được dạy từ khi còn nhỏ: không tạo ra “hiệu ứng quảng cáo” ở mọi nơi, ví dụ trong nhà hoặc trong lớp học, nghĩa là không nói to khiến trẻ cũng nói to theo; dạy cho trẻ biết ở môi trường nào thì được nói to, ở đâu phải nói nhỏ, con người có mấy giọng nói để sử dụng ở các nơi khác nhau. Dạy từ lý thuyết sau đó chuyển ra thực tế.
Muốn vậy, cần làm các bước sau: thứ nhất, đối với trẻ nhỏ (dưới ba tuổi) chưa nhận ra số đếm, chỉ biết phân biệt hai không gian trong và ngoài thì dạy trẻ biết rằng chúng ta có hai giọng nói: giọng bên trong dùng để nói trong nhà, giọng bên ngoài dùng để nói ở sân chơi, ngoài trời, và dĩ nhiên thì bên ngoài được nói to hơn, trong nhà thì phải nói nhỏ. Đó là tầng thứ nhất.
Tầng thứ hai đối với trẻ lớn hơn thì dạy tiếp giọng nói bên trong có năm mức từ 1 – 5 với 1 là thì thầm, 3 là nói bình thường, 5 là hơi cao giọng một chút. Giọng bên ngoài từ 6 – 10 với 6 là nói to 10 là hét to. Như vậy, ở sân chơi được nói số 7, lớp học chỉ nói số 3, trong rạp chiếu phim, nơi công cộng nói số 1 hoặc 2. Tuỳ theo bài học mà giáo viên soạn cho trẻ học trên bàn trước, sau đó áp dụng ngoài thực tế. Khi trẻ ồn ào, chỉ cần nhắc: “số 3” là trẻ đã hiểu.
Có nhiều cách dạy khác nhau. Ban đầu xem nó như là trò chơi, bạn đưa thẻ số, và dùng âm lượng trong giọng nói của mình để minh hoạ. Ví dụ, bạn cầm thẻ số 3 và nói giọng vừa đủ nghe, sau đó đưa trẻ cầm thẻ và nói theo mình, tương tự làm với các số còn lại. Lâu dần, trẻ sẽ có ý thức hình thành thói quen nói đúng âm lượng thích hợp. Ngoài ra, chính người lớn cũng phải làm gương bằng cách không nói to. Có nhiều việc nhỏ cần chú ý: không đứng từ đằng xa gọi trẻ. Khi đứng đằng xa gọi trẻ, chẳng những lời yêu cầu không có tác dụng mà còn làm cho trẻ có thói quen nói to để át tiếng người khác và nghĩ “nói to là chuyện bình thường”. Muốn gọi trẻ thì đến gần, nhìn thẳng vào mắt trẻ và dùng giọng điệu nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng để đưa ra yêu cầu. Khi yêu cầu bằng cách này, không những rèn được cho trẻ kỹ năng nói nhỏ mà còn giúp cho lời yêu cầu của bạn có tác dụng. Theo thống kê của chúng tôi, có đến 90% lời yêu cầu được đưa ra một cách trực tiếp như thế này được thực hiện ngay lập tức.
Greendelta Chất lượng tột đỉnh