PHÂN BÓN Greendelta CHO CÂY DÂU TÂY
Lựa chọn 1 (Dùng toàn bộ sản phẩm của Greendelta)
1, Trồng (Giai đoạn đầu mùa mưa-khoảng tháng 4 dương lịch)
- Chuẩn bị đất trồng: Làm đất tơi xốp, sạch cỏ, phân luống (hàng), bề mặt đất phải tương đối bằng phẳng.
- Phân bón: Bón phân phức hợp Delta-Top 7-10kg/1000m2 + Utah/CHELAX 3-4kg/1000 m2.
2, Chăm sóc trong giai đoạn mùa mưa (sau khi trồng đến khoảng cuối tháng 9)
- Sau trồng 2 tháng bón phân phức hợp Delta-Top 10-15kg/1000m2.
- Sau trồng 4 tháng bón phân phức hợp Delta-Top 10-15kg/1000m2.
- Phun phân qua lá Greendelta-L hoặc Greendelta-12 hay Nitroforlia hoặc Greendelta-25 10gr/ml/8 lít (200gr/ml/phuy 200L) và 1 lần CHELAX Lay-O
- Phun Feticombi-5 hoặc Deltamicro 20gr/ phuy200 lít (2 lần phun phân qua lá cách nhau khoảng 10-15 ngày) và 2 lần CHELAX Sugar Express
3, Chăm sóc giai đoạn phát triển mạnh cho thu hoạch (Từ khoảng cuối tháng 9 đến đầu mùa mưa năm sau).
- Khoảng cuối tháng 9: Bón phân phức hợp Delta-Top 10-15kg/1000m2+ Combi-M 10-15kg/1000m2 + Utah/CHELAX 3-4kg/1000 m2.
- Giữa tháng 10 (trước khi rải rơm)
+ Bón phân phức hợp Delta-Top 10-15kg/1000m2.
+ Phun Feticombi-5 hoặc Deltamicro 20gr/ 200 lít (2 lần phun phân qua lá cách nhau khoảng 10-15 ngày) (Phun tăng vi lượng để trái dâu không bị móp méo).
- Giữa tháng 11, 12, 1, 2, 3 (Bón định kỳ hàng tháng)
+ Bón phân phức hợp Delta-Top 5-10kg/1000m2.
+ Phun phân qua lá định kỳ 10-14 ngày lần, phun phân qua lá Greendelta-L hoặc Nitroforlia hoặc Greendelta-12 hay Greendelta-25 10gr/ml/8 lít (200gr/ml/ phuy 200L).
+ Phun phân qua lá Delta-K hoặc Deltaforlia-K (200gr/ phuy 200L)
Lựa chọn 2 (Chỉ sử dụng phân qua lá của Greendelta)
a, Bón phân qua gốc theo phương pháp thông thường và bổ sung Utah/CHELAX 3-4kg/1000 m2.
b, Phun bổ sung phân qua lá vi lượng (-) chelate theo từng thời điểm như trên để tăng hiệu quả kinh tế.
Chú ý:
- Trong giai đoạn bón lót dùng loại phân hữu cơ đã qua chế biến để hạn chế sâu bệnh.
- Cây dâu cần Mg nhiều nên dùng Combi-M hoặc Deltaforlia-K và CHELAX Zinc để cây phát triển mạnh, cho trái nhiều.
- Do cây dâu là loại thu hoạch định kỳ và thường xuyên và là cây mẫn cảm với phân bón, đặc biệt là vi lượng chelate(-). Nên dùng loại phân bón phức hợp để cây phát triển khỏe, cho trái đều, nhiều và lớn. Khi bón phân phức hợp cây sẽ ít bị nhiễm bệnh và sâu hại.
- Trên đây là quy trình trồng dâu chính vụ và thâm canh cao, trong quá trình sản xuất nên thay đổi thời vụ trồng và nên trồng rải nhiều vụ để có giá thành cao. Khi trồng rải vụ thì những hưỡng dẫn trên dùng tham khảo cho phù hợp. Tuy nhiên, yếu tố chính khi bón phân cho cây dâu là lượng phân không cần nhiều, mà phải là phân phức hợp- cân đối, giàu trung lượng và vi lượng, đặc biệt là MgO cây dâu cần rất nhiều.
(Hướng dẫn trên đây có tính chất tổng quát, tùy thuộc vào đối tượng cây trồng, thời kỳ, nhiệt độ, đất đai để có liều lượng và cách phun/xịt/bón thích hợp. Cần sử dụng đúng nồng độ và liều lượng, tốt nhất nên thử ở quy mô nhỏ với các cây trồng trước khi sử dụng đại trà. Nhà sản xuất bảo đảm chất lượng hàng hóa khi được bảo quản đúng quy định)
(Xem thêm chi tiết sử dụng các loại phân bón trong mục Phân bón)
Greendelta Chất lượng tột đỉnh