TOÀN CẢNH PHÂN BÓN THẾ GIỚI SỐ THÁNG 9-10 NĂM 2008

BỨC TRANH VỀ PHÂN BÓN THẾ GIỚI TRONG TƯƠNG LAI

Số tháng 9-10 năm 2008  

 Ấn Độ là nước tiêu thụ phân bón lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Nhưng Ấn độ không có đủ nguồn dự trữ trong nước về quặng Lân và Kali. Điều này đã thúc đẩy Ấn Độ xây dựng kế hoạch đầy tham vọng là đầu tư cho ngành công nghiệp phân bón tại nước ngoài bằng những liên doanh nhằm đảm bảo khả năng cung cấp phân bón cho nền Nông Nghiệp của Ấn Độ với khoản đầu tư khổng lồ vào khoảng 10% GDP của toàn quốc gia, trước mắt trong thời gian 3 năm tới sẽ đầu tư khoảng 5 tỷ USD trên toàn thế giới.

Ấn Độ là nước được xếp thứ 4 về khả năng tiêu thụ và Nhập khẩu phân Kali trên toàn thế giới và bây giờ đang nhắm tới những liên doanh để sản xuất phân bón đầy ấn tượng với Argentina, Canada, Jordan, Ukraine và một số nước khác đặc biệt vào những Nước có nguồn Kali phong phú.

* Nhu cầu tiêu thụ phân bón của Ấn Độ cho tới năm 2010(Đơn vị 1000 tấn)

 

Ấn Độ là nước nhập khẩu phân lân lớn nhất thế giới và cơ quan quản lý phân bón của Ấn Độ đã thông báo rằng một liên  doanh tại Turisia với công suất 360,000 tấn Phosphoric Axid và một liên doanh khác tại Mozambique để tận dụng nguồn quặng lân từ Nam Phi và nguồn khi gas dồi dào tại Mozambique lên tới 3.5 tỷ M3. Ấn Độ cũng là nước nhập khẩu phân đạm lớn thứ 2 trên thế giới(sau Mỹ) và chính phủ cũng đang quan tâm và tìm kiếm nguồn hàng đạm Ammonia và Urea từ những nước như: Algeria, Australia, Azerbaijan, Egypt, Iran, Kuwait, Mozambique, Nigeria, Ukraine và Saudi Arabia.

Tổng cộng đã có 19 liên doanh sản xuất phân bón và nó đã tạo thành một đường kết nối quan trọng trong phương hướng phát triển và toàn cầu hóa cho nền công nghiệp phân bón và tham vọng cho vấn đền này là tạo ra một câu trả lời cho vấn đề khủng hoảng lương thực và tốc độ phát triển dân số trên toàn thế giới.  

(Bức tranh của Ấn Độ về dân số/mầu xanh và nhu cầu lượng thực/mầu vàng cho tới năm 2025)

PHÂN ĐẠM

 Libya: Một liên doanh sản xuất phân đạm tại vùng Marsa El Brega in Libya

 với sản lượng 700,000 tấn Ammonia và 900,000 tấn Urea.

 Peru:

Một tổ hợp sản xuất phân đạm lớn đã được chuẩn bị sản xuất từ nguồn khí gas tự nhiên. 

United Kingdom/Anh quốc Một nhà máy phân đạm sẽ ra đời tại  Ince, Cheshire/Anh quốc với công suất 1,000 tấn/ ngày và bắt đầu đi vào sản xuất đâu năm 2009.

PHÂN LÂN

IndiaTập đoàn IFFCO của Ấn Độ đã thông báo hôm thứ 4 tuần trước rằng sẽ đầu tư hơn 100 triệu USD vào một nhà máy phân bón Urea tại Australia/Úc.

Cho tới nay IFFCO đã có 5 nhà máy phân bón tại Ấn Độ với sản lượng 4.3 triệu tấn Phân lân, 4.2 triệu tấn phân đạm cung cấp cho khoảng 50 triệu nông dân Ấn Độ.

Indonesia: Một nguồn đầu tư từ các nước Ả Rập thống nhất sẽ đầu tư một nhà máy tại Indonesia để sản xuất 200,000 tấn Phosphoric Axid và 600,000 tấn Sulphuric Axid /năm sử dụng 1 triệu tất quặng Phosphate từ JPMC  để cung cấp cho các nhà máy sản xuất phân bón tại Indonesia để sản xuất ra 1.7 triệu tấn NPK, 1 triệu tấn Super Phosphate và 120,000 tấn DAP.

Egypt:

Một nhà máy DAP/MAP đang được xây dựng với giá trị đầu tư hơn 300 triệu USD và dự kiến đi vào sản xuất năm 2011.

PHÂN KALI

 World: Xu hướng thị trường phân bón Kali trên toàn thế giới.

 Nhu cầu phân bón Kali trên toàn thế giới trong năm 2007 đã đạt kỷ lục khoảng 37 triệu tấn. Các nước tiêu thụ nhiều nhất là Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Ấn Độ và các nước Đông-Nam Á đã tiêu thụ 2/3 sản lượng phân bón Kali trên toàn thế giới. Nhưng năng lực sản xuất của tất cả các nước trên chỉ chiếm 9% tổng lượng phân Kali được sản xuất ra trên toàn thế giới. Khoảng ½ sản lượng tiêu thụ phân bón Kali được sử dụng cho cây lương thực và ½ sản lượng còn lại được dùng cho tất cả các cây trồng còn lại.

80% lượng phân bón Kali được dùng cho thương mại, trong điều kiện thiếu hụt trầm trọng về Kali tại Trung Quốc, Đông Á, Mỹ, Các nước Mỹ la tinh và các nước Nam Á. Các nước Nam Á hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn Kali nhập khẩu, Các nước Đông Á nhập khẩu 83% nhu cầu, các nước Mỹ La tinh nhập khẩu 84% nhu cầu. Chỉ 3 thị trường chính trên đã tiêu thụ 16.4 triệu tấn phân Kali trong năm 2006 chiếm 56% sản lượng Kali trên toàn thế giới nhưng khả năng tự sản xuất được chỉ có 2.4 triệu tấn. Đó là lý do giá phân bón phân Kali không ngừng tăng và tăng cao nhất trong thời gian vừa qua.

Trung Quốc là nước nhập khẩu Kali lớn nhất trên thế giới và bất chấp nhu cầu tăng điều đặng trong những năm qua, Trung Quốc vẫn phải dùng nhiều phân bón Kali để bổ sung sự thiếu hụt trong đất và tăng năng suất cây trồng. Trong năm 2007, Trung Quốc sản xuất được 3.1 triệu tấn MOP và 1.1 triệu tấn SOP  và nhập khẩu 5.55 triệu tấn Kali. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008 chỉ sản xuất dược 891,500 tấn Kali số thiếu hụt rất lớn theo nhu cầu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Nhu cầu về phân bón Kali của Trung Quốc trong năm 2008 là 8.2 triệu tấn.

Ấn Độ cần thêm 6 triệu tấn và Brazil cũng cần thêm khoảng 4.5 triệu tấn trong năm 2008.

Dự báo sản lượng xuất khẩu phân Kali trong năm 2008 tại Canada tăng 78% so với năm trước và trong 6 tháng đầu năm 2008 Belarus đã xuất khẩu tăng 150% và giá đã tăng trên 300%.

Liên Xô đã ký một hợp đồng giá trị 600 triệu USD nhằm phát triển 2 mỏ quặng Kali tại phía nam vùng Volgograd với sản lượng ước đạt 2.3 triệu tấn/năm sau khi vào khai thác năm 2012.

Tại Argentina, một tổ hợp trị giá 3.5 tỉ USD với hy vọng sẽ sản xuất ra 6 triệu tấn/năm bắt đầu từ năm 2012.

Cung cấp bởi Greendelta News

Đón đọc số mới vào tháng 11-12

 Xem lại số cũ tại: www.greendelta.com.vn

COPYRIGHT 2020 Greendelta Co.,Ltd. ALL RIGHTS RESERVED  |   DESIGNED BY Greendelta