QUY TRÌNH XỬ LÝ RA HOA XOÀI

1- Giai đoạn sau thu hoạch

- Tỉa bỏ phát hoa đã rụng trái, cành vô hiệu, cành ốm yếu, bị che rợp.

- Bón phân: Giúp cây ra chồi mập, lá to, tích lũy nhiều chất dự trữ. Công thức phân thường có đạm và lân cao hơn so với kali như 2:1:1 hay 3:2:1

- Tưới nước: 2 – 3 ngày/lần giúp xoài ra đọt tập trung.

Đối với cây già (20 – 30 năm tuổi) cần kích thích ra đọt bằng cách phun/tưới Greendelta-25, Nitroforlia hoặc Greendelta-L với NapGibb và 1-2 lần CHELAX Lay-O để cây xoài lấy lực cho vu sau.

2- Giai đoạn ra đọt non

Bổ sung Greendelta-25 để nuôi đọt non.

 Xử lý paclobutrazol

* Thời điểm xử lý: Khi lá non đã phát triển hoàn toàn, lá có đỏ hay vàng nhạt (15 – 20 ngày tuổi) hay lá có màu đọt chuối đến màu xanh nhạt. Không nên xử lý hóa chất khi lá đã già (có màu xanh đậm).

* Liều lượng: 1 – 2 g a.i./m đường kính tán. Cây tơ nên xử lý hóa chất nồng độ cao hơn so với cây trưởng thành. Cây sinh trưởng mạnh nên xử lý nồng độ cao hơn cây sinh trưởng yếu kém. Liều lượng paclobutrazol cũng tùy vào từng giống.

* Cách xử lý: Xới đất xung quanh tán cây, bề rộng từ 20 – 50 cm, sâu từ 10 – 15 cm. Sau đó, pha hóa chất với 20–50 lít nước tưới đều vùng đất đã xới. Đối với vùng đất tơi, xốp, có nhiều cát nên tưới nước ít hơn để tránh cho dung dịch hóa chất bị mất theo con đường thẩm lậu. Một tuần sau khi xử lý hóa chất nên tưới nước đầy đủ để rễ cây xoài có thể hấp thụ hóa chất hoàn toàn.

* Kích thích ra hoa

Một tháng trước khi kích thích ra hoa cần làm giảm sự sinh trưởng của cây bằng cách bón phân với tỷ lệ đạm thấp, tăng tỷ lệ lân và kali. Tiếp theo phun Greendelta-21 hay Deltaforlia 6-30-13+6TE hoặc Combi-M ở giai đoạn 10 – 15 ngày trước khi kích thích ra hoa.

Sau khi xử lý paclobutrazol 75–90 ngày có thể tiến hành phun hóa chất kích thích cho xoài ra hoa bằng cách phun Greendelta-21 hay Deltaforlia 6-30-13+6TE, 5–7 ngày sau phun lại lần 2 với loại hóa chất tương tự. Chú ý chỉ kích thích ra hoa khi trời khô ráo và rút nước trong mương khô kiệt cho đến khi mầm hoa xuất hiện. 

Bảng: Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của bốn giống xoài Nam Dok Mai, Cát Hòa Lộc, Thơm và Thanh Ca (Đặng Thanh Hải, 2000).

Giống
Thời gian từ khi xử lý đến nhú mầm hoa (ngày)
Thời gian từ khi nhú mầm hoa đến khi hoa nở (ngày)
Thời gian hoa nở (ngày)
Nam Dok Mai
Cát Hòa Lộc
Thơm
Thanh Ca
7 – 9
7 – 9
5 – 6
6 – 7
14 – 15
14 – 15
14
15
10
12
10
9

3- Giai đoạn nở hoa

Để làm tăng tỷ lệ đậu trái có thể phun các sản phẩm có chứa Bo như Gronta hay CHELAX Calcium Boron trước khi hoa nở và giai đoạn 3–4 ngày sau khi hoa nở. 

4 - Giai đoạn phát triển trái

- Giai đoạn 7–10 ngày sau khi đậu trái (khi thấy “trứng cá”): phun phân bón lá như Greendelta-21 hoặc Gronta để giảm rụng trái non.

- Giai đoạn 28–35 ngày sau khi đậu trái: Phun NapGibb để giảm sự rụng trái non.Giai đoạn đoạn này cần bổ sung phân bón gốc tỷ lệ Delta-Top cho trái phát triển. bổ sung   Canximax để nuôi trái non, tránh nứt trái. Phun 2 – 3 lần cách nhau 10 ngày/lần để tăng phẩm chất trái.

- Giai đoạn 55–60 ngày sau khi đậu trái: Nếu trái phát triển chậm nên bón phân thêm vào đất như Delta-Top.

- Giai đoạn 70–75 ngày sau khi đậu trái: Phun Deltaforlia-K hoặc Delta-K và 1-2 lân CHELAX Sugar Express để tăng phẩm chất như màu sắc và độ ngọt.

- Giai đoạn 84–90 ngày sau khi đậu trái: Thu hoạch trái. 

Quy trình xử lý xoài ra hoa mùa nghịch, thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán được tóm tắt như sau:

Greendelta       chất lượng tột đỉnh   

COPYRIGHT 2020 Greendelta Co.,Ltd. ALL RIGHTS RESERVED  |   DESIGNED BY Greendelta