Số tháng:5-6/2008

Sử dụng hiệu quả Phân Bón trong sản xuất Nông Nghiệp hiện nay

Trong thời gian qua giá dầu mỏ tăng liên tục và luôn phá vỡ mức kỷ lục, giá lương thực thực phẩm tăng cao chưa từng có và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho phân bón trên thế giới và trong nước luôn luôn ở mức cung không đủ cầu, đã làm cho giá tất cả các phân bón tăng cao tới mức kỷ lục, thậm chí có tiền cũng không có nguồn phân bón trên thế giới và trong nước để mua. Chưa bao giờ và cũng không thể tượng tượng nổi khi mà giá phân bón DAP trong nước đã lên tới 28.000-30.000 đ/kg như những ngày qua. Điều này sẽ làm đau đầu các Nhà Nông khi VTNN ngày một tăng cao và sản xuất Nông Nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính và sống còn với những người làm nông.

Vì lẽ đó hơn lúc nào hết ngay bây giờ vấn đề HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN BÓN phải được đặt lên hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Như chúng ta đã biết tất cả cây trồng điều cần phân bón mà trong phân bón thường ở dạng phân đơn, đa hay phức hợp như phân bón đơn là Urea, Lân và Kali thì ở dạng đơn. DAP gồm 2 thành phần Đạm và Lân, NPK gồm 3 thành phần Đạm, Lân, Kali (Một số loại NPK cao cấp có thêm trung và Vi lượng). Như vậy bón cân đối NPK (đạm, lân, kali) là cần thiết nhưng chưa đủ và chưa chắc đã hiệu quả kinh tế trong sản xuất Nông Nghiệp nhất là giá phân bón hiện nay rất cao. Mặt khác Đạm, Lân, Kali lại có nhiều dạng do vậy vấn đề đặt ra là bón loại nào cho có hiệu quả nhất trong việc sử dụng phân bón.

Quan niệm bón nhiều phân thì cây sẽ tốt và cho năng suất cao là cực kỳ sai lầm, mặt khác bón phân vào đất liệu cây trồng hấp thụ được bao nhiêu % còn lại là rửa trôi và bốc hơi. Thêm vào đó Quy tắc tối thiểu (Đã đề cập ở số trước) dù bón rất nhiều một vài loại song chỉ thiếu 1 trong các trung- vi lượng thì chỉ tốn tiền cho việc bón thừa những loại phân đã bón đó.

Do vậy cách bón phân ưu việt hay việc sử dụng phân bón hiệu quả nhất hiện nay là: Giảm phân qua gốc/rễ đặc biệt là DAP và Urea mà tăng sử dụng phân qua Lá và Phân Vi Lượng.

Ví dụ: Mỗi một lần bón DAP cho 1 ha lúa cần khoảng 250kg DAP x 28,000/kg= 7,000,000 đ trong khi đó phun một loại phân qua lá nào đó có chứa tất cả Đa, Trung, Vi lượng cho 1 ha lúa chỉ cần khoảng 1,5kg x 120,000 đ/kg = 180,000 đồng- vậy nếu bớt/giảm sử dụng phân qua gốc/rễ mà tăng thêm phân qua lá thì giảm chi phí cho 1 đơn vị diện tích là rất lớn.

Giảm phân qua gốc/rễ tăng phân qua lá đồng thời cung cấp thêm phân Vi Lượng Chelate, chỉ cần bón hay phun/xịt 1- 2 lần/vụ với chi phí coi như không đáng kể (Có thể phun chung với thuốc trừ sâu-bệnh) thì thật tuyệt vời về nhiều mặt cho cây trồng. Vì khi phun phân qua lá các loại dinh dưỡng trong phân qua lá thường cân đối và ở dạng dễ tiêu nên cây trông hấp thụ được ngay, không bị rửa trôi và bay hơi. Khi phun/xịt hay bón phân vi lượng làm giảm việc bón phân qua rễ/gốc rất nhiều vì làm cho dinh dưỡng đa- trung lượng ở dạng khó tiêu trong đất chuyển hóa thành dạng dễ tiêu nên cây trồng hấp thụ được nên không cần nhiều phân bón rễ/gốc như Urea hay DAP, thêm vào đó phân Vi Lượng Chelate hoạt hóa mạnh gấp hàng ngàn lần nên cây hấp thụ được rất nhanh làm cây phát triển tốt, cân đối, hài hòa là tiền đề cho năng suất và chất lượng cao nhất, thêm vào đó giảm được rất nhiều thuốc trừ sâu bệnh vì cây khỏe mạnh thì ít sâu bệnh.

Như vậy giải pháp hiệu quả nhất hay sử dụng phân bón hiệu quả nhất trong điều kiện phân bón rễ/gốc cao giá như hiện nay là nên tuân thủ trong hai giải pháp sau:

1, Giải pháp thứ nhất: Bỏ hẳn không bón phân Urea và DAP mà bón lượng ít hơn bằng phân bón NPK trộn thêm 2-5% phân bón Vi Lượng Chelate dạng hạt/bón qua rễ và phun định kỳ phân qua lá có chứa tất cả các dinh dưỡng đa, trung vi lượng chelate thường xuyên hơn.

2, Giải pháp thứ hai: Giảm khoảng 50% Urea và DAP tăng thêm NPK loại chứa Kali cao, trộn với 2-5% phân bón Vi lượng Chelate dạng hạt đồng thời tăng và phun định kỳ phân qua lá có chứa tất cả các dinh dưỡng đa, trung vi lượng chelate thường xuyên hơn.

Cả hai giải pháp trên sẽ giúp cân đối phân bón cho tất cả cây trồng ở mức cao nhất và chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với cách bón phân Urea và DAP hiện nay.

*** Thông tin thêm: Ngày nay trên thế giới và nhất là các nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến đang sử dụng phân bón phân giải chậm/Contralled Released Fertilizer rất nhiều từ loại 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng , 21 tháng và lâu nhất là 24 tháng mới phân giải hết 1 viên phân nên tùy vào loại cây trồng để chọn loại thích hợp. Hiện nay tại thị trường Việt Nam đã có 1 hay 2 loại như Delta-Coated có thời gian phân giải 3 tháng trên thị trường. Loại phân này được sản xuất với công nghệ đặc biệt và là giải pháp cực kỳ đúng cho vấn đề sử dụng hiệu quả phân bón và đặc biệt trong lúc giá cả của các loại phân bón gốc/rễ rất cao hiên nay vì:

- Tất cả dinh dưỡng có trong mỗi viên phân nên cây trồng hấp thụ cân đối được tất cả các dinh dưỡng.

- Dinh dưỡng không bị rửa trôi hay bay hơn vì phân giải từ từ cho nhu cầu của cây nên lượng bón rất ít mà cây trồng lúc nào cũng đủ dinh dưỡng.

- Bón được trong đều kiện mưa, ngập nước vì phân không bị tan do nước nên không bị trôi mất phân.

- Không bị sốc dinh dưỡng, hỏng bộ rễ đặc biệt thích hợp cho cây con. Hoa lan, cây cảnh và các cây mẫn cảm khác.

 *** Đón xem số tháng 7-8/2008: Phân bón loại nào quyết định tới Chất Lượng Nông Sản và xem lại các số trước tại: www.greendelta.com.vn

      (Do nhu cầu của các đại lý về thông tin VTNN cao nên chúng tôi cung cấp 2 tháng một lần thay cho trước đây 3 tháng/quý một lần)

Greendelta    Chất lượng tột đỉnh

COPYRIGHT 2020 Greendelta Co.,Ltd. ALL RIGHTS RESERVED  |   DESIGNED BY Greendelta