PHÒNG NGỪA VÀNG LÁ CÂY TRỒNG DO LẠNH/RÉT GÂY RA

Hiện tượng nghỉ đông của cây trồng là hiện tượng Sinh lý thực vật bình thường của các cây trồng ôn đới, đó là lý do vào mùa đông các cây trồng tại các nước xứ lạnh, đông âu lá cây chuyển màu vàng trông rất đẹp sau đó rụng lá chỉ còn thân, cành và qua đông các cây trồng bắt đầu đâm chồi nảy lộc và bắt đầu một chu kỳ mới trong vòng 1 năm.

Ở nước ta với các tỉnh từ Huế trở ra mặc dầu không hoàn toàn là khí hậu Ôn đới song có 4 mùa rõ rệt và vào mùa đông(mùa lạnh/rét), có rất nhiều cây trồng vùng nhiệt đới như lúa, cam/quất, vải, đu đủ, na/mãng cầu... phải chịu ảnh hưởng rất nhiều tới hiện tượng vàng lá, rụng lá dẫn tới chết cây hay ít nhất cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng của vụ thu hoạch tiếp theo.

Như trường hợp gieo mạ (Một hình thức không phải sạ trực tiếp như miền nam/ transplant trong trồng lúa) có những năm rét đậm rét hại làm mạ chết, người dân thậm chí phải gieo mạ lại 2-3 lần gây tốn kém về chi phí và công sức rất lớn thậm chí chậm thời vụ gieo trồng. Theo kinh nghiệm dân gian khi trời lạnh/rét cao người dân thường che kín luống mạ bằng nilong hay vải bạt, rải tro bếp thậm chí thắp các bóng đèn để chống lạnh/rét cho mạ. Nhưng với những vùng trồng cây dài ngày như Cam/quýt, vải, đu đủ, na/mãng cầu... hay các vùng Cao nguyên trồng các cây công nghiệp như Cà phê, Tiêu, Sầu riêng, bơ...  các cây trồng này cũng bị vàng lá, rụng lá, ngừng sinh trưởng và phát triển kém mà không thể chống rét/lạnh như cho mạ như dân gian ở trên.

Một đặc trưng của sinh lý thực vật/cây trồng là nhiệt độ hạ tới một mức độ nhất định (Tùy thuộc vào từng loại cây trồng) thì các quá trình quang hợp, hô hấp các phản ứng sinh-hóa trong nội tại của cây trồng đó bị ngưng trệ và tiến tới dừng hẳn. Nếu quá trình này kéo dài thì cây trồng đó sẽ vàng lá, rụng lá và chết (Trừ các cây trồng có đặc tính nghỉ đông của vùng ôn đới). Với các cây trồng thừa đạm, xanh mướt, non..thì khả năng chịu lạnh/rét lại càng thấp hơn so với các cây trồng cùng chủng loại mà được cung cấp Kali đầy đủ(Đó là lý do rải tro bếp cho mạ-là hình thức cung cấp Kali cho mạ vì tro bếp chứa hàm lượng Kali rất cao).

Do vậy để ngăn ngừa và hạn chế hiện tượng trên (ngoài cách làm theo kinh nghiệm dân gian như ở trên) cần bón/phun/xịt phân bón Kali trước, trong thời kỳ đông giá/lạnh và giảm thậm chí ngưng cung cấp phân đạm cho các cây trồng trên. Đồng thời cung cấp đủ các trung-vi lượng đặc biệt vi lượng Zinc(Zn)/ kẽm vì vi lượng Zinc tăng lượng hóc môn, tăng hô hấp và tăng quá trình chuyển hóa cacbonhydrat rất tốt giúp cây trồng tăng khả năng chống rét/lạnh rất cao.

Như vây:

- Với các cây trồng ngắn ngày như Lúa/mạ khi thông tin thời tiết có không khí lạnh tràn vào lập tức phun/xịt ngay Deltasolu-K kết hợp với CHELAX Zinc

- Đối với cây dài ngày phun/xịt định kỳ Deltasolu-K kết hợp với CHELAX Zinc.

*** Tất nhiên trước, trong và sau thời kỳ đông rét/lạnh không nên quên phun/xịt định kỳ 15-30 ngày/lần bằng Deltamicro hay Feticombi-5

COPYRIGHT 2020 Greendelta Co.,Ltd. ALL RIGHTS RESERVED  |   DESIGNED BY Greendelta