TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN THẾ GIỚI QUÝ 1 NĂM 2008

BỨC TRANH VỀ PHÂN BÓN THẾ GIỚI TRONG TƯƠNG LAI

          Toàn ngành công nghiệp phân bón thế giới đang đối diện với một tương lai đầy lạc quan khi mà giá phân bón thời gian này đang ngày một cao và nhu cầu ngày càng tăng.

          Ngày càng có nhiều người dân tại các nước đang phát triển có thu nhập và mức sống cao hơn. Thu nhập tăng đồng nghĩa với việc tỷ lệ % thu nhập dành cho chi tiêu sẽ thấp lại nhưng lại đòi hỏi lương thực, thực phẩm chất lượng cao hơn. Điều này đã làm cho giá lương thực, thực phẩm đã tăng cao tới mức kỷ lục trong khi đó dự trữ lương thực, thực phẩm đang cạn dần và đang bị giới hạn. Theo cơ quan Nông nghiệp của Mỹ: Dự trữ lương thực của Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ II.

         Thêm vào đó sự gia tăng nhanh chóng của ngành công nghiệp Nhiên liệu sinh học đã làm cho ngành phân bón phát triển vượt bậc. Nguồn nguyên liệu sinh học này được sản xuất từ Mía, Bắp/Ngô, Ngũ cốc, Đậu tương, Hạt cải dầu. Các nước sản xuất nguyên liệu sinh học là Đức, Italia, Pháp và Brazil. Trong đó Brazil đang vươn lên là nước thứ 2 sản xuất nguyên liệu sinh học và 60-70% nguyên liệu sản xuất là đậu tương, để cung cấp cho 90% xe mới sản xuất ở nước này chạy bằng nguyên liệu sinh học. Thêm vào đó, nhu cầu về Bắp/Ngô cho ngành công nghiệp sản xuất Ethanol của Mỹ đã tăng 30% so với năm 2007.

          Một số thị trường phân bón đang phát triển nhanh nhất có nhu cầu cao nhất hiện nay là: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Trong năm nay nhu cầu phân Đạm tăng 2,5-3%, phân lân tăng 3-4%, và Kali tăng 4-5,5%. Trong năm 2007, giá phân bón đã tăng 66% và chỉ riêng Brazil đã tiêu thụ 24,5 triệu tấn. Trong đó sản xuất trong nước có 9 triệu tấn. Dự kiến đến 2016 nhu cầu của Brazil sẽ đạt 30,6 triệu tấn/năm và phải nhập khẩu 21,3 triệu tấn/năm.

          Cung-cầu phân bón đang mất cân đối trầm trọng, ở mức chưa từng có trong lịch sử. Những nhà máy sản xuất đang xây dựng phải hoãn lại do giá thành xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón quy mô trung bình đã tăng từ 400 triệu USD lên trên 1 tỷ USD (tăng hơn 2,5 lần) càng làm cho tình trạng thiếu hụt thay đổi trong thời gian sắp tới.

          Giá phân bón ngày một tăng còn do giá nguyên liệu để sản xuất phân bón ngày càng tăng trong khi nguồn nguyên liệu này ngày một cạn kiệt. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển tăng kỷ lục. Bức tranh về giá không dừng lại ở đó, giá Lưu huỳnh đã tăng kỷ lục, Lân ở các nước Nam Phi tăng nhanh hơn cả sự tăng phân Đạm ở Tây Âu. Nhưng nhìn toàn cảnh, những diễn biến của ngành công nghiệp phân bón đang là niềm cổ vũ và khuyến khích cho nhà sản xuất.

PHÂN ĐẠM

Trung Quốc: Đang xây dựng nhà máy Đạm trị giá 472 triệu USD tại Inner Mongolia với sản lượng 500,000 tấn đạm Amonia và 800,000 tấn đạm Urea/năm.

Turkmenistan: Đang xây dựng nhà máy phân đạm công suất 650,000 tấn Urea và 400,000 tấn Amonia/năm. Bên cạnh nhà máy phân đạm đã đi vào hoạt động từ tháng 3/2005 với sản lượng 350,000 tấn/năm.

Indonesia: Tập đoàn PiVit của Australia đang có dự án xây dựng nhà máy gas tại tỉnh Aceh nhằm cung cấp gas cho 3 nhà máy sản xuất phân Đạm tại đây. Nếu dự án này thành hiện thực sớm sẽ giúp cho 3 nhà máy sản xuất Đạm tại đây tăng công suất từ 300,000 tấn/năm lên 1,7 triệu tấn/năm (gấp 6 lần hiện tại).

Ấn Độ: Nhà máy phân đạm mới tại Orissa của Công ty RCF là công ty sản xuất phân đạm lớn nhất châu Á. Nếu nhà máy này hoạt động sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 3,000 tấn phân đạm Ammonia và 3,500 tấn Urea mỗi ngày.

Oman: Nhà máy sản xuất phân đạm liên doanh giữa Ấn Độ và Oman đang được xúc tiến với trị giá khoảng 1 tỷ USD để cho ra sản lượng 1,6 triệu tấn/năm.

PHÂN LÂN

IRAN: Nhà máy phân lân mới ở Abadan với sản lượng 73,500 tấn Phosphoric Acid/năm.

SENAGAL: Chính phủ đã cấp giấy phép cho một công ty của Ấn Độ xây dựng tuyến đường sắt tới mỏ khai thác lân trị giá 20 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất phân lân với tổng giá trị 400 triệu USD để cung cấp cho thị trường sản lượng 6,600 ngàn tấn phân lân/năm (hiện tại chỉ sản xuất được 100 ngàn tấn/năm).

Phần Lan: Tăng công suất dây chuyền sản xuất quặng thêm 150,000 tấn/năm từ 850,000 tấn/năm lên 1 triệu tấn/năm.

KALI

BELARUS: Belaruskali là công ty dẫn đầu về cung cấp kali trên thế giới và là nhà xuất khẩu kali lớn nhất nước này, chiếm 13,7% sản lượng kali xuất khẩu trên thế giới với 95% sản lượng công ty này cho xuất khẩu.

Belarus hàng năm tăng sản lượng xuất khẩu kali tới 37,4% trong 10 tháng đầu năm 2007 đạt kim ngạch 1,083 tỷ USD xuất khẩu tổng cộng 858,600 tấn cho Trung Quốc: 667,000 tấn cho Brazil và 318,400 tấn cho Mỹ.

Trung Quốc: Kỷ lục về nhập khẩu kali trong 2007. Nhu cầu tiêu thụ trong 2008 khoảng 9,9 triệu tấn so với 2007 là 9,414 triệu tấn.

Tăng sản lượng thêm 20,000 tấn cho Kali Nitrate và 40,000 tấn cho Kali Sulphate.

UZBEKISTAN: Nga và Trung Quốc đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy sản xuất phân kali trị giá 124 triệu USD. Hiện nay vẫn nhập khẩu kali từ Nga.

COPYRIGHT 2007 Greendelta Co.,Ltd. ALL RIGHTS RESERVED  |   DESIGNED BY Greendelta