VI LƯỢNG CHELATE (-)

CẦN THIẾT VÀ HIỆU QUẢ CHO NỀN NÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN  

          Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón được coi là yếu tố quan trọng thứ 2 sau Nước (Nhất nước- Nhì phân- Tam cần- Tứ giống). Phân bón được chia thành 3 thành phần chính: Đa lượng (Đạm, Lân, Kali); Trung lượng (Lưu huỳnh, Ma nhê, Canxi và Silic (gần đây)) và Vi lượng (Sắt, Đồng, Kẽm, Boron, Mô lýp đen, Măng gan). Những thập niên trước đây sản xuất nông nghiệp đa phần chỉ chú trọng đến Đa lượng, những năm gần đây Trung lượng được quan tâm hơn và ngày nay Vi lượng được coi là cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, để cho ra Nông sản đạt chất lượng cao cấp đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng, vệ sinh an toàn thực phẩm và cho xuất khẩu.

          Vậy thực chất Vi lượng ảnh hưởng tới Nông nghiệp ở mức nào? Sau đây là những lý giải chủ yếu về những công năng quan trọng của chúng.

Ma nhê (MgO): Là thành phần chính của chất diệp lục (lá cây), tăng khả năng hấp thụ lân và dinh dưỡng khác, tăng hoạt hóa Emzim-Hô hấp-Quang hợp, thúc đẩy quá trình tạo tinh bột, tăng kích thước hạt/quả, lượng dầu và chất béo.

Kẽm (Zn): Tăng sản lượng Hóc môn, diệp lục, sự hô hấp và chuyển hóa Cacbonhydrate, đảm bảo sự phát triển ổn định và đồng đều, tăng khả năng chuyển hóa đạm và hấp thụ nước.

Boron (B): Tạo nên thành tế bào, chuyển hóa đường-tinh bột và hạt phấn, phân hóa mầm chồi, tăng chất lượng và hàm lượng đạm, tăng khả năng phòng các nấm bệnh.

Măngan (Mn): Đảm bảo sự phát triển của các Hóc môn, tăng Enzim, là chất xúc tác của các quá trình, giúp quá trình quang hợp, thúc đẩy sự nẩy mầm, tăng hấp thụ Các bon, Ma nhê va Lân.

Sắt (Fe): Rất cần thiết cho sự hô hấp, giúp tổng hợp diệp lục, giúp cây trồng khỏe mạnh và phát triển mạnh.

Molypden (Mo): Là Enzim làm giảm sự chuyển hóa Nitrate qua Ammonia, chuyển hóa lân vô cơ thành hữu cơ, tăng khả năng cố định đạm và tổng hợp Protein.

Đồng (Cu): Góp phần biến đổi đạm, tổng hợp Protein, tạo sự ổn định-xúc tiến trong quá trình tạo diệp lục và quang hợp, đồng thời tăng khả năng phòng ngừa nấm bệnh.

          Vì sự quan trọng vượt bậc của vi lượng với các cây trồng trong nền sản xuất Nông nghiệp như nêu trên, do đó thị trường có xuất hiện vi lượng đơn, được sử dụng từ các nguồn muối hay Sodium như: Đồng, Kẽm, Măngan sulfate, Sodium boron. Tất cả các dạng này đều ở dạng vô cơ, sản xuất đơn giản, rẻ, song thường gây ngộ độc cho cây trồng và môi trường.

           Ngày nay công nghệ đã phát triển vượt bậc và sản xuất Vi lượng ở dạng Chelate(-) với hoạt hóa cao gấp hàng ngàn lần, thân thiện với môi trường và không gây ngộ độc. Để sản xuất Vi lượng Chelate(-) đòi hỏi công nghệ cao và chi phí lớn. Nhưng nó sẽ đem lại hiệu qủa cao cho sản xuất Nông nghiệp-được coi là cuộc cách mạng khoa học Vi lượng. Vi lượng Chelate(-) thường ở 2 dạng sau: EDTA và EDDHA.

          Trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có một số loại Vi lượng Chelate(-) đúng nghĩa và cũng đã được sử dụng rộng rãi ở những vùng có nền Nông nghiệp hàng hóa và thâm canh cao như là Deltamicro, Feticombi, CHELAX, Gronta... Những loại vi lượng này được người dùng chấp nhận vì sử dụng rất ít nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Vì ngoài công năng chính như đã đề cập ở trên nhằm giúp cây trồng Sinh trưởng-Phát triển tột bậc, đạt năng suất và Chất lượng cao. Vi lượng Chelate(-) còn giúp cây ngăn ngừa các hiện tượng: Xoăn lá, Vàng lá, Cháy lá, Bạc lá, Thối trái-củ-quả, Rụng lá-hoa-trái, Si cây, Cây stress, Còi cọc, ngộ độc, Biến dạng, Đen trái, Dày vỏ trái, Chết Nhánh-ngọn-cành, Thối mầm-chồi, Lem lép hạt lúa, Bạc bụng... và các hiện tượng khác do thiếu Vi lượng gây ra trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt là nền Nông nghiệp tiên tiến và thâm canh cao.

(Greendelta quý 2/2008) 

COPYRIGHT 2020 Greendelta Co.,Ltd. ALL RIGHTS RESERVED  |   DESIGNED BY Greendelta